Cùng với sự hợp tác phát triển sâu rộng của Việt Nam và Nhật Bản trong nhiều năm, hoạt động trao đổi giữa hai bên, nhất là hoạt động hợp tác kinh tế ngày càng phổ biến. Để đi công tác ở Nhật Bản, bạn cần phải làm visa công tác Nhật Bản.
Visa công tác Nhật Bản cho phép người mang quốc tịch Việt nam sang Nhật Bản trong một khoảng thời gian nhất định (ngắn ngày) để tham gia các hoạt động như: Thương mại, hội thảo, hội nghị hoặc các chương trình đào tạo ngăn hạn, v.v.
Visanhatban.com.vn gửi bạn dưới đây Hướng dẫn làm visa công tác Nhật Bản chi tiết và đầy đủ nhất.
Visa công tác Nhật Bản đòi hỏi nhiều tài liệu pháp lý của công ty đối tác ở Nhật Bản và mối quan hệ hợp tác giữa hai công ty. Do đó, bạn nên tìm hiểu và thu thập đầy đủ thông tin để tránh việc lãng phí thời gian phỏng vấn và hồ sơ được phê duyệt đúng hạn.
Bước 1: Chuẩn bị Hồ sơ để xin visa công tác Nhật Bản
► Hồ sơ chung
Hộ chiếu còn hạn 6 tháng tính đến ngày khởi hành;
2 ảnh 4,5 x 4,5 cm, ảnh chụp thẳng và trên nền trắng
Photo Mặt hộ chiếu và các trang có đóng dấu
Tờ khai xin visa thương mại Nhật Bản
Sao Y công chứng CMTND
Sao y công chứng sổ hộ khẩu và đăng ký kết hôn
Booking khách sạn, vé máy bay, Bảo hiểm chuyến đi, lịch trình công tác
► Hồ sơ tài chính và công việc
Sổ tiết kiệm trị giá từ 5.000 USD trở lên và giấy xác nhận số dư tài khoản của sổ này
Bảng lương của công ty
Sao y công chứng hợp đồng lao động hoặc quyết định bổ nhiệm
Giấy tờ nhà đất (nếu có)
Quyết định cử đi công tác và có Thư mời bản gốc từ phía công ty Nhật Bản
► Hồ sơ từ công ty Việt Nam (Nếu công ty đó chi trả cho chuyến đi)
Giấy phép đăng kí kinh doanh bản sao y
Tờ khai nộp thuế 3 tháng gần nhất
Xác nhận số dư tài khoản ngân hàng của công ty
► Hồ sơ công ty bảo lãnh
Giấy phép đăng ký kinh doanh và xác nhận sao kê tài khoản ngân hàng 3 tháng gần nhất
Thư mời bản gốc có nội dung bảo lãnh
Xác nhận số dư tài khoản ngân hàng của công ty (Bản mới nhất)
Những người có hộ khẩu từ các tỉnh Đắk Lắk, Phú Yên trở vào Nam sẽ nộp hồ sơ tại Tổng Lãnh sự quán Nhật Bản tại Thành phố Hồ Chí Minh ở địa chỉ 261 Điện Biên Phủ, Quận 3, Tp. Hồ Chí Minh.
Những người có hộ khẩu từ các tỉnh Gia Lai, Bình Định trở ra Bắc sẽ nộp hồ sơ tại Đại sứ quán Nhật Bản tại Hà Nội ở địa chỉ 27 Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội
Thời gian tiếp nhận hồ sơ xin visa Nhật Bản: từ 8:30 đến 11:30 các sáng từ thứ Hai đến thứ Sáu (trừ ngày nghỉ);
Xếp hàng tại cổng ĐSQ, chờ tới giờ làm việc, xuất trình CMND và hồ sơ;
Vào bên trong, ấn nút, lấy số để nộp;
Chờ đến lượt thì vào nộp hồ sơ;
Bạn sẽ nhận được “Biên nhận hồ sơ” nếu bộ hồ sơ bạn chuẩn bị đầy đủ và được Đại sứ quán/Tổng lãnh sự quán thụ lý. Nếu không đầy đủ, bạn sẽ được nhận lại hồ sơ kèm “Bản danh sách những giấy tờ còn thiếu cần bổ sung” bằng hai tiếng Nhật-Việt để về chuẩn bị lại.
Bước 3: Nhận kết quả
Thời gian xét duyệt hồ sơ thông thường là 5 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ. Nhưng có một số trường hợp thời gian xét duyệt kéo dài trên 5 ngày).
Đến ngày nhận kết quả, bạn mang theo Biên nhận hồ sơ đến Đại sứ quán/Tổng lãnh sự quán để nhận kết quả.
Bạn cũng cần chuẩn bị phí lãnh sự để nộp nếu được cấp visa. Phí lãnh sự này là 550.000 đồng. Chúng tôi luôn hy vọng tất cả những ai xin visa Nhật Bản đều được nộp khoản phí lãnh sự này.
Thời gian trả kết quả visa là: từ 1:30 đến 4:45 chiều các ngày từ thứ Hai đến thứ Sáu (trừ ngày nghỉ).
Nếu bạn khó sắp xếp thời gian để nộp, nhận hồ sơ; hãy nhờ sự trợ giúp của các công ty dịch vụ làm visa Nhật Bản uy tín như Visana và visanhatban.com.vn. Hồ sơ của bạn sẽ được thu và trả tại nơi thuận tiện nhất với bạn; ngoài ra tỷ lệ đậu hồ sơ cũng rất cao; đảm bảo sự suôn sẻ cho lịch trình công tác của bạn.
2. Một số lưu ý khi đi công tác Nhật Bản
2.1. Khí hậu
Khác với khí hậu nhiệt đới của Việt Nam, Nhật Bản thuộc vùng ôn đới có bốn mùa mang những đặc điểm riêng. Xuân và thu là hai mùa đẹp nhất trong năm. Nhiệt độ trung bình cả năm ở Tokyo là 15,6 độ C, nhưng mùa hè lại trên 30 độ C và ban đêm hơn 25 độ C. Mùa đông Tokyo rất lạnh, nhiều khi có tuyết. Nhiệt độ trung bình ở Okinawa vào tháng Giêng là 16 độ C, trong khi đó các vùng khác lại tương đối mát ngay cả mùa hè.
2.2. Múi giờ
Nhật đi trước giờ Việt Nam 2 tiếng. Ví dụ tại Việt Nam là 12h thì tại Nhật là 14h cùng ngày.
2.3. Cách ăn mặc
Bạn nên chuẩn bị sẵn từ 2 – 3 đôi giày để thay đổi cùng với tất (vớ) khi đi công tác ở Nhật. Vì người Nhật có xu hướng đi giày nhiều hơn đi dép hay xăng đan (đặc biệt khi đi làm, hay tham dự các buổi có không khí nghiêm túc). Ngoài ra, nếu ở Việt Nam đi 100m cũng dắt xe máy ra đi, thì ở Nhật đi bộ 1 – 2km là chuyện thường tình. Bạn nhớ chuẩn bị 1 đôi giày thể thao chuyên dùng để đi bộ (có lớp gối lót êm chân).
Ngoài ra, bạn cần che đi các hình xăm của mình nếu có vì người Nhật thời xưa quan niệm chỉ có dân xã hội đen mới xăm mình.
2.4. Văn hóa giao tiếp trong công việc
Người Nhật có truyền thống theo đuổi cái đẹp, sự hoàn hảo, song thường sống kín đáo, khiêm nhường, giao tiếp theo chuẩn mực và ngầm hiểu. Để tạo dựng và duy trì một mối quan hệ tốt với người Nhật, bạn phải chân thành, tôn trọng họ, có thái độ thực sự cầu thị, kiên nhẫn thực hiện mọi cam kết và lời hứa, nói đi đôi với làm.
Mở đầu câu chuyện này là một nghi lễ rất quan trọng: chào và trao danh thiếp (meishi). Danh thiếp (meishi) là một công cụ giao tiếp rất quan trọng trong xã hội Nhật Bản và cũng là việc đầu tiên bạn phải chuẩn bị trước khi đi công tác tại Nhật Bản. Ngoài ra, bạn nên trao danh thiếp ngay lúc gặp người Nhật lần đầu, phải trao bằng cả hai tay, ngửa mặt chữ lên, quan trọng là nhớ nhìn vào danh thiếp của đối tác trước khi cất đi, không nhét vào trong túi quần.
Bên cạnh đó, bạn phải để việc soạn danh thiếp 2 mặt bằng tiếng Anh và tiếng Nhật cho một người giỏi ngoại ngữ; luôn mang theo danh thiếp. Khi nhận danh thiếp của người Nhật trước hội thảo, bạn nên đặt nó trên mặt bàn phía trước để dễ nhìn, tránh gọi nhầm tên họ.
Sau chuyến đi, bạn nên xem lại các danh thiếp nhận được, gửi email cám ơn sự tiếp đón và thể hiện mong muốn hợp tác lâu dài với họ tại Việt Nam.
2.5. Quà lưu niệm nên mua
Sau chuyến công tác ở Nhật Bản, bạn có thể mua 1 số quà lưu niệm phổ biến từ Nhật như búp bê Daruma, mèo Neko, ô Wagasa, đũa Nhật, chuông gió Furin, v.v. Bạn có thể tham khảo chi tiết các gợi ý đồ lưu niệm Nhật Bản ở bài viết: https://visana.vn/nhung-mon-do-luu-niem-nhat-ban-nen-mua-ve-lam-qua